Bình Phước từ rất lâu đã là điểm đi du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Bình Phước không những được thiên nhiên ưu đãi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Mà du lịch Bình Phước còn là điểm khám phá du lịch văn hóa vì nơi đây còn nhiều di tích lịch sử văn hóa.
Núi Bà Rá không những là điểm khám phá văn hóa địa phương mà còn là một nơi có thắng cảnh đẹp nổi tiếng. Nơi đây với dòng sông Bé chảy quanh co cộng sinh với Thác Mẹ, Thác Mơ, rừng cây… Núi Bà Rá với hệ thực vật đa dạng phong phú. Và được du khách phong tặng là địa danh với nhiều đặc chủng thiên nhiên nhất.
Núi Bà Rá còn nổi danh với hang động rất sâu và rộng. Trong đó phải kể đến là hang Dơi, hang bà Bảy Tuyết sâu. Hệ thống hang động này gắn liền với quân dân cách mạng trong công cuộc giải phòng dân tộc. Ngày nay nơi đây được phát triển hệ thống du lịch mạnh mẻ nhờ vào không khí mát rượi, nước suối trong xanh. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây quá hữu tình. Nó hữu tình khi bạn chứng kiến những tia nắng len lõi qua khe đá chiếu vào hang. Tất cả chúng tạo nên sự huyền ảo, uy linh làm cho du khách cảm giác thoải mái, thú vị.
Núi Bà Rá nằm ở đâu? Giới thiệu sơ lược về núi
Núi Bà Rá nằm giữa vùng núi đá nhấp nhô, thuộc phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Núi Bà Rá có độ cao gần 750m so với mực nước biển. Tổng diện tích nơi đây gần 310.000m2. Quần thể danh lam thắng cảnh xung quanh núi Bà Rá cực kỳ hữu tình và nên thơ. Nó đã được được Bộ Văn hóa – Thông tin chứng nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 4/10/1995.
Núi Bà Rá như một khu rừng nguyên sinh rậm rạp với màu xanh tươi mới. Du khách có thể cảm nhận một Bình Phước bao la xanh rì từ trên đỉnh của ngọn núi này. Ở núi còn có rất nhiều dấu tích từ xa xưa của sân bay trực thăng mà người Mỹ xây dựng. Có cả ngọn ăng ten cao gần 50m với cụm miếu thờ thánh mẫu, bà Chúa xứ và đức Phật. Để đến được nơi này, du khách phải leo gần 1800 bậc tam cấp. Tuy nhiên du khách sẽ không cảm thấy mệt mỏi vì khung cảnh dọc đường đi sẽ làm tan biến mọi mỏi mệt. Không khí mát mẻ của thiên nhiên sẽ lấy lại sinh lực thật nhanh cho du khách.
Truyền thuyết về núi Bà Rá
Ngày xửa ngày xưa ở bộ tôc của người S’Tiêng có một vị tổ với hai người em gái. Vị tổ này đã đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai. Và giao trọng trách cho hai người này là canh giữ đất đai cho tộc S’Tiêng. Dân tộc ở đây gọi núi Bà Rá là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” hay “Thần Núi Yang Yumbra”. Họ lấy tên một vị thần được tôn thờ trên đỉnh núi Bà Rá với sự thành kính cao nhất dành cho ngài. Đồng bào dân tộc Khmer thì có cách gọi khác, họ gọi là núi “ Chân Phật”.
Lịch sử kháng chiến của núi Bà Rá
Trại tù Bà Rá, nơi địa ngục trần gian
Vào năm 1925, Đế quốc Pháp đã xây một nhà tù rất lớn để giam cầm các chiến sĩ cách mạng dưới chân núi Bà Rá. Trại tù này được chia ra làm ba khu: Trại A nhằm giam giữ các tù nhân tệ nạn xã hội nằm sát ngay chân núi. Trại B dành cho nữ tù nhân mà hoạt động chính trị, nó được đặt tại trung tâm trại Bà Rá. Trại Ca được xây dựng thêm vào năm 1941 với mục đích giam giữ tù nhân chính trị.
Trại tù Bà Rá còn là nơi giam giữ khổ sai hàng trăm tù chính trị bị thời đó. Các nhà hoạt động chính trị bị giam giữ nơi đây khi bệnh tật không được tiếp tế thuốc men. Không những vậy còn bị bắt lao động nặng nhọc, bị đánh đập tra tấn mổi ngày. Nỗi thống khổ của những tù nhân chính trị nơi đây không sao kể xiết. Trại tù Bà Rá thành lập chi bộ cộng sản với mục đích giác ngộ các phạm nhân, giúp họ đi theo con đường Đảng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, các tù nhân Bà Rá củng đã nổi dậy. Họ đập tan xiềng xích trở về chiến khu, hoặc trở về quê hương góp phần giải phóng đất nước…
Lịch sử kháng chiến của Miếu Bà Rá
Ngày xưa được gọi là Linh Sơn miếu, sau này được gọi là miếu Bà Rá. Nhân dân ta còn gọi đây là “Bà Rá hộ quốc linh thần”. Miếu được các tù nhân hoạt động cách mạng xây dựng vào năm 1943. Miếu nhằm tưởng nhớ các đảng viên khác bị chôn sống nơi đây. Các chiến sĩ đã quyết định dời miếu sát với mặt đường vào năm 1958, nhằm tiện đi lại thờ cúng. Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian. Nó là một di tích lịch sử không thể tách rời với núi Bà Rá. Miếu là nhân chứng lịch sử về sự xâm lược tàn bạo của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long.
Những địa danh hoạt động cách mạng khác
Vào thời thuộc địa của Mỹ, núi Bà Rá được thực dân Mỹ chọn làm căn cứ quân sự hiện đại. Nơi đây có cả sân bay trực thăng trên đỉnh núi, kiểm soát toàn bộ vùng miền Đông Nam bộ. Nhưng núi Bà Rá có rất nhiều địa danh để bộ đội quân ta hoạt động cách mạng. Bên sườn núi phía tây có hang Dơi, hang Cây Sung. Nơi đây đội công tác núi Bà Rá đã từng bám trụ và lập nhiều chiến công. Hiện nay có rất nhiều đền thờ tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh trong kháng chiên ngay tại đồi Bằng Lăng. Trên đỉnh núi có miếu thờ đức Phật thánh mẫu Thiên Hậu và bà Chúa xứ. Đây đều là các địa danh đã giúp các chiến sĩ bộ đội ẩn náu để đấu tranh dành quyền giải phóng dân tộc.
Tại sao núi Bà Rá lại hấp dẫn du khách
Giữa một vùng đồi thấp bổng nhô lên một ngọn núi cao với hệ thống cây cối xanh tươi, rậm rạp. Đó chính là điều đã tạo ra cho núi Bà Rá một dáng vẻ hùng vĩ. Nhưng tuyệt vời hơn khi bạn đứng trên lưng chừng núi nhìn về bên dưới. Bạn sẽ thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ xinh đẹp. Hồ Thác Mơ sỡ hựu làn nước trong xanh yên tĩnh với diện tích rộng 12.000ha nằm ngay chân núi. Hồ bao gồm có 10 hòn đảo lớn nhỏ, bao bọc bởi một rừng cây xanh rậm rạp che bóng mát. Hồ có nhiệm vụ cấp nước cho thủy điện Thác Mơ và điều chuyển dòng chảy hạ du. Ngoài ra hồ còn nuôi trồng thủy sản phục vụ cuộc sống người dân.
Những năm đầu thế kỷ hai mươi, núi Bà Rá vẫn còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Và nơi đây được xây dựng trại giam để giam giữ tù nhân.Cho nên nơi này là một điểm tìm hiểu lịch sử kháng chiến dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu những con người trung kiên của đất nước chỉ vì họ dám đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do.
Ngày nay núi Bà Rá được trang bị thêm cáp treo nhằm mục đích phát triển du lịch mạnh mẻ hơn. Ngồi trên ca-bin của cáp treo trượt xuống núi cứ vun vút. Nó tạo cho các bạn cái cảm giác như đang được ngồi trong máy bay trực thăng và ngắm cảnh thiên nhiên bao la bên dưới. Khi đó bạn mới thấy vẻ đẹp hoang sơ mà hấp dẫn lạ thường ở nơi “đầu gối trường sơn, vai kề biên giới” này.
Các địa điểm tham quan khác ở núi Bà Rá, mà bạn nhất định không thể bỏ qua. Đó là Nhà tù Bà Rá, Miếu Bà Rá…
Hành trình khám phá văn hóa lể hội Núi Bà Rá
Cuộc thi chinh phục đỉnh cao Bà Rá
“Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” là giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1993. Từ 2005 đến nay nó được công nhận là giải quốc gia. Đường đua được thiết kế rất quanh co, uốn lượn theo ngọn núi Bà Rá. Tất cả được thiết kế dọc theo những sườn đồi, len lõi vào những cánh rừng nguyên sinh. Chiều dài đoạn đường đua là 1,5km với dốc bằng phối họp. Đoạn cuối các bạn dự thi phải chinh phục thêm 1800 bậc tam cấp để chinh phục đỉnh núi Bà Rá. Vừa chạy đua vừa chiêm ngưỡng vẽ đẹp bất tận của núi rừng và quan cảnh thơ mộng của Thủy điện Thác Mơ.
Lể hội văn hóa
Hàng năm vào bốn mùng đầu tháng ba âm lịch có rất đông đảo khách du lịch khắp nơi đến đây. Họ đến để hành hương và để ” Vía Bà”. Ngày mùng một tháng ba, Ban tổ chức tiến hành làm lễ thay y phục, tắm tượng để rước Bà về. Ngày mùng hai, tối làm lễ tế Bà khoảng một giờ đồng hồ. Sau đó cho khách vào hành hương vào làm lễ dâng hương, lễ Bà và xin lộc. Ngày mùng ba tiếp tục khách thập phương dâng lễ. Ngày mùng bốn Ban tổ chức làm lễ tạ Bà vào buổi trưa, kết thúc lễ hội.
Phương tiện và đường đi đến núi Bà Rá
Bạn có thể di chuyển xe khách hoặc xe ô tô lên tới địa bàn tỉnh Bình Phước rồi thuê xe máy để lên núi hơn. Thời gian di chuyển hơn 4 giờ mới lên tới ngọn núi cao này. Đi xe máy rất phù họp với các bạn phượt thủ, vì nó trải nghiệm được cảm giác mạo hiểm cực đã.
Bạn phải di chuyển từ thị xã Đồng Xoài với lộ trình hơn 50km. Bạn theo tỉnh lộ 741 tới Phước Long. Bạn đi trên một con đường nhựa rộng rãi xuyên qua cánh rừng cao su bạt ngàn. Bạn tiếp tục men theo đường Hồ Xuân Hương sẽ nhìn thấy bảng khu du lịch Núi Bà Rá và Hồ Thác Mơ.
Để lên đến đỉnh, du khách phải leo gần 1.800 bậc đá với những đoạn đường dốc đá có khúc cao hơn 45 độ. Nhưng bạn sẽ cảm thấy không hoài công sức bỏ ra bởi vì bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Bầu không khí trong lành và khung cảnh bình nguyên rộng lớn sẽ làm bạn mãn nguyện.
Đi du lịch núi Bà Rá mùa nào đẹp nhất?
Núi Bà Rá rất đổi bình yên, hoang sơ với cây cỏ, chim muông. Chính vì vận cho nên nơi này luôn là điểm đến cho các bạn yêu thích thiên nhiên. Khí hậu khu du lịch Bình Phước mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nó được phân chia 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.
Nếu bạn đi du lịch chỉ để chinh phục rừng núi thì bạn chọn đi vào mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 là hợp lý. Lúc này bầu trời trong xanh, cây cối tươi tốt, sông suối chảy hiền hòa. Tất cả tạo nên một khung cảnh đẹp thơ mộng, bạn có thể leo lên bậc đá hay lội suối, đi đường đất băng qua rừng. Trời khô ráo là điểm thuận lợi cho bạn có thể ngắm cảnh ngoài trời hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất này.
Lưu ý
Nếu bạn muốn đi tham quan du lịch nơi này, bạn nên lên lịch trình cụ thể trước khi khởi hành. Đặc biệt cần phải cập nhật dự báo thời thiết liên tục, tiền bạc và tư trang đầy đủ. Tận dụng tối đa các chương trình khuyến mãi như vé máy bay khách sạn giá rẻ…
Tham khảo thêm tại Clip ngắn này các bạn nhé
Tham khảo thêm: Vị trí Núi Bà Rá. Hoặc các bạn tham khảo các điểm du lịch tại tỉnh Bình Phước theo danh sách bên dưới: