Thành phố Cần Thơ được biết đến là một Tây Đô với danh tiếng gạo trắng nước trong. Cần Thơ tự hào là điểm hấp dẫn khách du lích nhất nhì khu vực Nam Bộ Việt Nam. Đến nơi đây bạn không những được tham quan mà còn được thưởng thức rất nhiều đặc sản nam bộ.
Nhà cổ Bình Thủy được xem là điểm tham quan du lịch không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Cần Thơ. Đây là ngôi nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất xứ Tây Đô và gần 200 năm tuổi. Ngôi nhà cổ này được dùng làm bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng được trình chiếu gần đây.
Giới thiệu sơ lược về nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ mang nét văn hóa, kiến trúc cực kỳ nổi bậc riêng biệt. Nó được bình chọn là 1 trong 3 ngôi nhà cổ nổi tiếng đại diện văn hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thời gian gần đây nó nổi lên như là một điểm check in sống ảo của giới trẻ Cần Thơ. Vì ở đây có rất nhiều background để có thể tạo ra nhiều bức hình khá lung linh và lộng lẫy. Hiện ngôi nhà cổ này vẫn do con cháu dòng họ Dương nằm giữ và làm chủ.
Căn nhà cổ này được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2009. Hiện nó một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nó rất có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của Nam Bộ. Nó giúp giới trẻ ngày nay hiểu hơn về người dân đồng bằng sông Cửu Long thời kì giao thoa giữa hai thế kỉ.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành nhà cổ Bình Thủy
Phía Tây Nam vàm sông Cần Thơ vào thế kỷ thứ 18 có rất nhiều người đã di dân về đây sinh sống. Bởi vì họ phát hiện ra nơi này là vùng đất phù sa tươi mát quanh năm cây cối tốt tươi. Trong số người tìm đến đây an cư lập nghiệp, trong đó có gia tộc họ Dương. Cho đến nay, gia tộc họ Dương đã trải qua 6 thế hệ tiếp nối. Vào đời thứ 3 là ông Dương Văn Vị quyết định chọn vùng đất gần vàm rạch Bình Thủy làm nơi xây dựng cơ nghiệp.
Năm 1870 nhà cổ Bình Thủy được xây dựng lần đầu tiên với vật liệu chính làm bằng gỗ và lợp ngói. Mãi đến 30 năm sau thì nó được dỡ bỏ và xây dựng lại cho phù họp kiến trúc hiện tại. Sau khi ông Dương Văn Vị mất vào năm 1904, thì người con trai út là Dương Chấn Kỷ đã tiếp tục công việc xây dựng. Vào giữa năm 1911 thì nhà cổ Bình Thủy chính thức được hoàn thành. Ngôi nhà được thiết kế đúng kiến trúc Pháp và nghệ thuật đẳng cấp quý tộc Châu Âu thời bấy giờ. Nó mang dáng dấp hình khối vừa cổ kính, trang nghiêm vừa thể hiện tính phóng khoáng, trang nhã.
Năn 1980 Dương Văn Ngôn là con cháu đời thứ 5 của gia tộc họ Dương đam mê cây cảnh. Ông chính là người sưu tập rất nhiều giống lan quý trồng trong vườn của nhà mình. Vô tình tạo nên một vườn Lan nổi tiếng cho đến ngày hôm nay. Với gần 200 tuổi đời, có lẻ nhà cổ Bình Thủy là nhà cổ hiếm hoi được bảo tồn đến thời điểm này.
Những truyền thuyết kỳ bí về ngôi nhà cổ Bình thủy
Truyền thuyết kì bí về nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy có những giai thoại cực kỳ bí ẩn về lá bùa phong thủy. Nhiều người nói rằng là bùa này được dán trên đòn dong hay đâu đó trong căn nhà cổ này. Lá bùa này sẽ giúp gia tộc họ Dương gìn giữ được cơ nghiệp giàu có và hưng thịnh suốt đời.
Theo tục của người dân Nam Bộ ngày xưa thì thấy phong thủy cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế nhà. Thời đó ai mà giàu có họ đều có mời thấy phòng thủy đến trấn trạch cho ngôi nhà của mình. Gia tộc họ Dương cũng vậy, khi xây dựng nhà cổ Bình Thủy họ cũng đã mời thầy Ba Nghĩa về giúp trấn phong thủy cho ngôi nhà.
Thuở ấy, thầy Ba Nghĩa rất nổi tiếng. Ông ra đường lúc nào cũng quấn chiếc khăn điều màu đỏ chót lên đầu, mang theo bên mình một chiếc rìu và một cái nẻ mực. Điều đáng kể là sau khi trấn trạch, nhà họ Dương đã phất lên một cách kỳ diệu. Có thể nhà họ Dương trở thành một thế lực thời bấy giờ là nhờ thầy Ba Nghĩa. Từ đó trở đi câu chuyện về lá bùa phong thủy đã trở thành giai thoại bí ẩn lưu truyền cho đến ngày nay.
Ý nghĩa bảy bộ ghế đá ở nhà cổ Bình Thủy
Tháng 12 năm 1945, khi toàn dân đang chống lại sự xâm chiến của thực dân Pháp. Chiến trận nổ ra ở Cần Thơ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt. Toàn quân ta tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp nhưng cũng hy sinh hết 7 chiến sĩ cách mạng. Để ghi nhớ sự hi sinh anh dũng này, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Bảy bộ ghế này được dặt tại góc trái ở khoảng sân trước nhà.
Tại sao nhà cổ Bình Thủy lại hấp dẫn du khách?
Kiến trúc độc đáo của nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy là sự giao thoa kiến trúc của Đông và Tây. Chính xác hơn là mang nặng hơi thở kiến trúc biệt thự cổ kiểu Pháp. Căn nhà được thiết kế riêng biệt năm gian với rào bao quanh cùng cổng bằng sắt. Tất cả được trang trí họa tiết theo kiểu dinh thự Pháp. Hàng loạt các họa tiết trang trí hình cá vàng, kì lân hay hoa, lá bằng xi măng trên bờ nóc và đầu hồi. Tuy nhiên điểm nhấn ngôi nhà lại là 4 lối cầu thang cánh cung nối từ sân vào nhà chính. Kết họp thêm là hệ thống một loạt cửa sổ, đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà.
Nhà cổ Bình Thủy thiết kế dàn chịu lực bằng các cột trụ bằng gỗ lim quý hiếm. Sự phân bổ thiết kế các phòng và nội thất đều đảm bảo theo quy luật đối xứng. Toàn bộ gạch lát nền đều được vận chuyển trực tiếp từ Pháp về 100%. Khu vực bàn thờ được bài trí đậm nét phương Đông nhằm bảo toàn nét văn hóa cổ truyền. Các bạn có thể đặt câu hỏi với gia chủ và sẽ được trả lời cụ thể chi tiết. Họ sẽ nhiệt tình cho các bạn hiểu những ẩn ý đặt trong từng cách bài trí của ngôi nhà.
Vườn lan quý của nhà cổ Bình Thủy
Ông Dương Văn Ngôn nổi danh với thú chơi, thưởng hoa. Ông đã dày công sưu tập hoa lan quý và xương rồng. Ông đã mời bạn bè đến thưởng hoa, biến nơi đây trở thành điểm hẹn cho những người yêu thích hoa, đặc biệt là hoa lan… Các bạn đến đây tham quan chắc chắn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy rừng hoa Lan đẹp rực rỡ như vậy.
Khám phá kho cổ vật nhà cổ Bình Thủy
Ngoài chơi hoa ngắm hoa, Dương Văn Ngôn còn nổi danh là một tay chơi đồ cổ. Chính điều này vô tình biến nhà cổ Bình thủy thành nơi cất giữ, bảo tồn hàng loạt các cổ vật quý giá. Tất cả cổ vật này được sưu tầm qua rất nhiều đời nhà họ Dương. Một số cổ vật nổi tiếng như:
- Bộ bàn ghế từ Vân Nam – Đồ cổ Trung Quốc.
- Bộ tách chén gốm sứ từ thời Minh, Thanh – Đồ cổ Trung Quốc
- Bộ sa lông thời Louis – Đồ cổ Pháp
Tham quan phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng
Nhà cổ Bình Thủy mang trong mình giá trị văn hóa nghệ thuật lịch sử lâu đời. Vì vậy, nó được chọn là phim trường của những bộ phim nói về thời xưa ở Việt Nam. Những bộ phim Việt Nam nổi tiếng từng quay ở đây có thể kể đến như:
- Người đẹp Tây Đô
- Những nẻo đường phù sa
- Nợ đời…
- The Lover (Phim nước ngoài)
Chiêm ngưỡng cây xương rồng cao gần 8m
Cây xương rồng ở nhà cổ Bình Thủy có tuổi đời gần 40 năm tuổi. Giống cây này được nhập từ Mexico. Nó được đặt ở trước một quán cafe trong khuôn viên của căn nhà. Chắc chắn bạn sẽ khó có thể tìm thấy cây thứ hai nào ở Việt Nam. Bạn nhó tranh thủ check in cùng nó một tấm ảnh nhé.
Điểm chụp hình sống ảo của giới trẻ Cần Thơ
Hiện nhà cổ Bình Thủy đang là xu hướng chụp hình sống ảo không riêng gì giới trẻ Cần Thơ mà của cả Miền Tây. Các bạn nam thanh nữ tú tranh thủ đến đây để trở thành câu ba cô tư đậm chất Nam Bộ. Với nhiều góc ảnh đẹp, ngôi nhà cổ sẽ cho bạn những khung ảnh quay về miền nam ngày xa xưa đó.
Nhà cổ Bình Thủy nằm ở đâu?
Nhà cổ Bình Thủy nằm ở địa chỉ số 144 đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy. Nó cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10km và thành phố Hồ Chí Minh 200km. Ngôi nhà với giá trị lịch sử cũng như văn hóa rất lâu đời. Hiện nó được giữ gìn rất cẩn thận và cũng là điểm tham quan hấp dẫn nhất của Cần Thơ.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan nhà cổ Bình Thủy
Cân Thơ mang đặc trưng của khí hậu miền Tây Nam Bộ nên có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Để có được những trải nghiệm tốt nhất, bạn nên chọn đến với nhà cổ Bình Thủy vào mùa khô hoặc đầu mùa mưa, khi mưa chưa nặng hạt.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến nhà cổ Bình Thủy
Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy. Bạn đi theo quốc lộ 1A chạy vào địa phận tỉnh Cẩn Thơ. Hoặc bắt các chuyến xe Sài Gòn – Cần Thơ tại Bến xe miền Tây, mất khoảng 3h30 phút để vào đến bến xe Cần Thơ. Từ bến xe Cần Thơ bạn tiếp tục di chuyển thêm 9km nữa là đến được nhà cổ Bình Thủy. Trên suốt đường đi có nhiều biển chỉ dẫn nên khá dễ tìm được đường hoặc dùng bản đồ, hỏi người dân xung quanh.
Giá vé tham quan và giờ mở cửa của nhà cổ Bình Thủy
Giá vé tham quan
Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ được bán vé tham quan là 15.000 đồng/ lượt. Giá vé này là bạn được vào bên trong tham quan chụp hình check in. Còn được nghe giải thích về các điều bí ẩn bên trong ngôi nhà. Nếu bạn chỉ đứng ở khuôn viên bên ngoài tham quan thì miễn phí.
Giờ mở cửa
Giờ mở cửa bên trong nhà cổ Bình Thủy có 2 buổi sáng và chiều.
- Sáng: 8h00 đến 12h00
- Chiều 14h00 đến 18h00
Ăn gì khi đến tham quan nhà cổ Bình Thủy
Hiện nhà cổ Bình Thủy không có kinh doanh ăn uống. Tuy nhiên ở gần đó, thuộc trung tâm thành phố Cần Thơ thì bát ngát đặc sản. Bạn nên thưởng thức hai món đặc trưng nhất là cá lóc nướng trui và lẩu mắm. Món cá lóc nướng trui là lựa chọn hấp dẫn dành cho bạn. Cá lóc đồng được phủ kín rơm đốt đến khi rơm cháy tàn. Cá sau khi nướng chín được đặt lên lá chuối, phủ một lớp mỡ hành. Đậu phộng giã nhuyễn, ăn kèm nước mắm và rau sống. Chỉ mới nhắc đến thôi là đã không kiềm được muốn có ăn ngay lập tức.
Không những thế mà bạn không nên bỏ qua món đặc sản lẩu mắm. Mùi vị thơm ngon từ loại mắm đặc biệt của miền Tây. Sự kết hợp với hải sản tươi ngon cùng khoảng 35 loại rau củ làm nên nồi lẩu mắm đậm đà. Một số món ăn mang hương vị đồng quê khác cũng được chiêu đãi cho biết bao lượt khách tìm đến Cần Thơ. Bánh xèo, bánh lọt, gà quay lu, chuột đồng, kho quẹt… Đây là những món ăn dân dã gắn liền với miền đất phù sa. Chứa đựng trong đó không chỉ là đặc trưng văn hoá ẩm thực. Mà còn là cái tình, cái nghĩa con người dành cho nhau.
Ở đâu khi đi tham quan du lịch nhà cổ Bình Thủy?
Bạn có thể lựa chọn ở tại nhà nghỉ, khách sạn, Homestay nằm trong nội thành Cần Thơ. Ở đây bạn sẽ có cơ hội đi tham quan nhiều nơi ở Cần Thơ hơn. Đơn giãn là vì bán kính nó cực kỳ dể di chuyển.
Lưu ý
- Nhà cổ tuy là di sản quốc gia nhưng thuộc quản lý riêng của chủ nhà họ Dương.
- 15.000 đồng tiền vào tham quan không phải là vé, mà là tiền trả để xin phép chủ nhà vào tham quan.
- Riêng khu vực thờ tự bàn không được chụp ảnh, phải xin phép chủ nhân ngôi nhà và được sự cho phép mới được chụp.
Các bạn xem thêm video clip sau
Các bạn có thể tìm hiểu thêm các điểm du lịch thuộc địa phận Cần Thơ bên dưới: