Cầu Vàm Cống, điểm check in sống ảo mới của giới trẻ Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực du lịch miền Tây Nam Bộ. Đồng Tháp nổi tiếng nhất vẫn là 2 thành phố lớn là Cao Lãnh Và Sa Đéc. Không những thế Đồng Tháp còn có những cánh đồng bạt ngàn những đầm sen, với cò bay thẳng cánh. Phong cảnh sông nước ở đây hữu tình với ẩm thực hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Cầu Vàm Cống là một địa danh mới nổi trong làng du lịch Đồng Tháp. Cầu được mệnh danh là thiên đường sống ảo không những của Đồng Tháp, mà còn của miền Tây. Ở khu vực lân cận cầu củng có rất nhiều điểm check in sống ảo như: rừng tràm Trà Sư, cánh đồng thốt nốt… Hoặc những ngôi chùa kiến trúc bắt mắt. Nhưng theo nhận định của giới trẻ thì gầm cầu Vàm Cống vẫn là điểm check in siêu ảo đẹp nhất.

Cầu Vàm Cống

Giới thiệu sơ lược về Cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối liền hai thành phố lớn là Cần Thơ và Đồng Tháp của Việt Nam. Cầu được thiết kế hoàn toàn bằng dây văng, cho nên tạo ra nhiều góc chụp siêu ảo dịu. Bạn đến đây có thể chụp đẹp kể cả dưới gầm cầu. Cầu là một trong hai cây cầu dây văng lớn nằm trên tuyến đường Mỹ An đi Rạch Sỏi. Đây là một dự án mang ý nghĩa trọng điểm của miền Tây, khi nó giải quyết tình trạng ngăm sông cấm chợ của địa phương. Cây cầu kết nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

Cầu Vàm Cống

Nguồn gốc và lịch sử hình thành Cầu Vàm Cống

Nguồn gốc của việc xây Cầu Vàm Cống

Ngày xưa, bạn muốn giao thương trên sông Hậu phải lệ thuộc rất nhiều cào bến đò bến phà. Cây cầu được xây dựng nhằm mục địch giải quyết nhu cầu đi lại của dân miền Tây nói chung và dân Cần Thơ Đồng Tháp nói riêng. Vào năm 2010 khi cầu Cần Thơ khánh thành và trở thành cây cầu đầu tiên vượt sông Hậu. Cây cầu nối kết thành phố Cần Thơ với tỉnh Vĩnh Long đã mở ra cơ hội giao thông và phát triển kinh tế các tỉnh miền Tây. Kế thừa thành tựu đó, chính phủ đã yêu cầu địa phương phát triển dự án Cầu Vàm Cống. Nhằm mục đích giải quyết thông thoáng vận tải và giao thương kinh tế cho khu vực miền tây.

Cầu Vàm Cống

Lịch sử hình thành xây dựng Cầu Vàm Cống

Vào năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã cho xây dựng Cầu Vàm Cống thuộc tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi. Cầu sẽ được xây dựng với chiều dài 2.97 km, với phần cầu vượt sông có thiết kế dây văng dài 870 m. Và cầu được dẫn bằng bê tông dự ứng lực về hai phía Cần Thơ và Đồng Tháp với chiều dài 2 km. Quy mô mặt cắt ngang cầu 24.5 m có thiết kế bốn làn xe cơ giới. Trong đó có hai làn xe thô sơ cùng với dải phân cách, dải an toàn. Các xe được phép lưu thông với vận tốc tối đa 80 km/h. Các trụ tháp của cầu cao 150 m, đây là trụ tháp cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm này.

Cầu Vàm Cống

Chủ đầu tư và kinh phí xây dựng Cầu Vàm Cống

Vào 10/9/2013 Thủ tướng chính phủ cho lệnh khởi công xây dựng Cầu Vàm Cống. Công trình do chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long. Đơn vị phối họp tư vấn thiết kế và giám sát thi công là Liên doanh nhiều doanh nghiệp.

  • Dasan Consultants Co.,Ltd
  • Kunhwa Consulting and Engineering Co.,Ltd
  • Pyunghwa Engineering Consultants Co.,Ltd. (Hàn Quốc)

Nhà thầu xây dựng chính:

  • Liên doanh GS Engineering & Construction và Hanshin Engineering & Contrustion Co.,Ltd (Hàn Quốc)

Nhà thầu phụ:

  • Cienco Co.,Ltd

Tổng mức đầu tư hơn 5.687 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Cầu Vàm Cống

Tại sao Cầu Vàm Cống lại hấp dẫn giới trẻ miền tây?

Gầm Cầu Vàm Cống điểm sống ảo hấp dẫn nhất Đồng Tháp

Đây là góc chụp hình mới và độc lạ nhất hiện này tại Đồng Tháp. Điểm check in này không những thu hút giới trẻ Đồng Tháp mà còn giới trẻ khu vực lân cận tìm đến đây. Gầm Cầu Vàm Cống có một bãi cỏ xanh rộng, cùng background là những trụ cầu chạy dài thẳng tắp. Có thể nói nó hấp dẫn các tín đồ sống ảo đến đây sáng tạo rất nhiều góc chụp thỏa thích. Các bạn tham khảo một vài tấm hình đẹp bên dưới đây.

Cầu Vàm Cống

Ngắm hoàng hôn và bình minh trên Cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống không những nổi danh chụp ảnh đẹp mà còn là một điểm đến dẩm thực đặc sản miền tây. Nhưng những cái đó sẽ không ngon không đẹp nếu bạn chưa một lần ngắm hoàng hôn và bình minh nơi này. Bạn có thể đến đây vào lúc 4h -6h tối, hoặc 4h -5h sáng để ngắm mặt trời. Tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ thất vọng vì đã dành thời gian quý báu đến đây.

Cầu Vàm Cống

Tìm hiểu kết cấu Cầu Vàm Cống, cây cầu dây văng lớn thứ hai ở miền Nam

Cầu Vàm Cống với tổng chiều dài cơ sở chính xác là 2.97 km. Trong đó có phần bắc qua sông dài 870 m với 73 đốt dầm bằng thép có tổng chiều dài 450 m. Đây là cây cầu dài nhất trong số các cầu có nhịp thép ở miền Nam.Cầu dẫn phía Đồng Tháp có kết cấu dầm super-T bê tông cốt thép dự ứng lực với chiều dài gần 1.1 km. Cầu dẫn phía Cần Thơ có kết cấu dầm super-T bê tông cốt thép dự ứng lực với chiều dài 1 km. Mặt cắt ngang cầu chính và cầu dẫn có quy mô 24,5 m. Cầu được làm với bốn làn xe cơ giới với chiều rộng 14 m. Trong đó hai làn xe thô sơ rộng 6 m, dải phân cách rộng 1,5 m. Một lan can rộng 1 m và dải an toàn rộng 2 m.

Cầu Vàm Cống

Điểm check in sống ảo của giới trẻ cần thơ và đồng tháp

Trên mạng xã hội, các hashtag #CauVamCong hay #CầuVàmCống đều xuất hiện hình chụp đẹp tại đây. Tuy không quá màu mè hay cầu kỳ, nhưng nó tạo nên rất nhiều sáng tạo cho rất nhiều chuyên gia săn ảnh. Bạn hãy đến đây một lần, nhớ đừng quên chuẩn bị pin sạc dự phòng để chụp cháy máy bạn nhé.

Cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống nằm ở đâu?

Cầu Vàm Cống nằm trên tuyến đường Mỹ An đi Rạch Sỏi. Nó huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cách cầu Cần Thơ khoảng 48 km về phía thượng lưu và bến phà Vàm Cống khoảng 3 km về phía hạ lưu sông. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài và lớn thứ hai, chỉ sau cầu Cần Thơ.

Cầu Vàm Cống

Đi đến tham quan chụp hình Cầu Vàm Cống mùa nào đẹp nhất?

Đồng Tháp trực thuộc du lịch Nam Bộ, cho nên quanh năm chỉ hai mùa mưa và nắng. Khí hậu tại Đồng Tháp thuộc diện ôn hòa mát mẻ dễ chịu. Nếu bạn đến đây để chụp hình check in thì nên đi vào buổi sáng sớm, hoặc chiều tối. Lúc đó nắng chiếu xiên xuống chân cầu, tạo hiệu ứng đẹp mắt. Những bạn nào đam mê check in ngay khu dưới gầm cầu thì lưu ý. Không gian dưới gầm cầu rất thiếu sáng, lên hình bị tối màu. Còn các bạn muốn tham quan tìm hiểu thì có thể đến Cầu Vàm Cống bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bởi vì Đồng Tháp tùy từng thời điểm sẽ có những nét đẹp riêng.

Cầu Vàm Cống

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Cầu Vàm Cống

Đến Đồng Tháp có rất nhiều phương tiện và cách đi. Từ các tỉnh thành khu vực miền Bắc, miến Trung thì các bạn nên di chuyển bằng phương tiện máy bay. Các bạn có thể mua vé bay đến sân bay Cần Thơ, sau đó thuê xe đi thẳng đến Đồng Tháp. Các bạn xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh với khoảng cách chừng 150km các bạn di chuyển bằng xe khách. Đoạn đường đi khá dễ nên bạn có thể lựa chọn xe máy để di chuyển đến đây.

Cầu Vàm Cống

Xe khách

Các xe khai thác hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đồng Tháp có rất nhiều. Ví dụ bạn có thể bắt xe Phương Trang, Huệ Nghĩa, Liên Hưng hay Kim Cương… Bạn ra bến xe miền Tây hay khu vực đường Lê Hồng Phong để bắt xe. Để tránh tắt nghẻn bạn nên liên hệ các hãng trước để mua vé chủ động thời gian.

Cầu Vàm Cống

Xe máy

Phương tiện này phù họp với các bạn phượt thủ. Vì từ thành phố Hồ Chí Minh đi Đồng Tháp chỉ có 150km. Thời gian di chuyển chỉ hơn 3 giờ đồng hồ. Bạn có thể tha hồ ngắm cảnh, dừng lại chụp hình trong suốt hành trình đến đây. Bạn bắt đầu từ ngã 3 nam Sài Gòn đi theo hướng cao tốc Trung Lương. Sau đó rẽ vào quốc lộ 62, đi dọc quốc lộ N2. Sau khi qua Mỹ Tho, bạn đi tiếp quốc lộ N2B sẽ đến được cầu Vàm Cống.

Cầu Vàm Cống

Ăn gì khi đi tham quan du lịch Cầu Vàm Cống?

Thịt chuột

Thịt chuột là món ăn đặc sản nổi tiếng của Đồng Tháp. Chuột ở đây hầu như được bắt từ các cánh đồng ruộng lúa. Chuột ăn toàn gạo lúa nên thịt rất thơm ngon. Những con chuột đồng béo, nhiều thịt được người dân bắt về làm thịt thật sạch sau đó mang đi ướp gia vị. Sau đó họ cho nướng trong lu hay xào xả ớt… tạo ra món ăn thơm lừng nức mũi.

Thịt chuột

Hủ tíu Sa Đéc

Hủ tíu là món ăn quen thuộc hàng ngày đối với người dân miền Nam. Nhưng hủ tíu ở đây lại mang đến hương vị đặc biệt riêng. Sợi hủ tíu vừa ăn, thêm chút thịt, tim, gan… tùy theo sở thích của mỗi người. Nước lèo dùng chung được hầm từ xương cho nên rất ngọt và thanh. Bạn cho thêm tí hành lá, ngò và tiêu lên trên thì mới đúng chất hủ tíu Sa Đéc. Khi ăn bạn có thể gọi thêm đĩa quẩy, rau sống hay cho thêm chút ớt và xì dầu trộn chung ..

Hủ tíu Sa Đéc

Bông súng mắm kho

Đây là món ăn có thể gọi là niềm tự hào của người miền tây. Món ăn là sự kết họp của Cá đồng và bông súng. Cá thì mang đi kho với nước dừa, sả ớt cùng gia vị cho mềm và thấm đều. Còn bông súng hái về tước sơ bên ngoài rồi rửa là ăn được rồi. Món này cực ngon khi dùng chung với nước chấm hoặc cho bông súng vào bát và chan mắm lên để ngấm hơn. Ăn cùng cơm và bún là ngon hết sảy cho một bữa cơm mộc mạc miền Tây.

Bông súng mắm kho

Lẩu cá linh bông điên điển

Lẩu Cá linh nước thanh ngọt mà ăn vào cũng không bị ngán. Thịt cá chắc nịch, ít xương ăn cùng các loại rau, bông súng đặc biệt là bông điên điển. Nước chấm dùng chung là nước mắm cốt nhỉ. Bạn cứ nghỉ đi, nếu mà ngồi xì xụp bên nồi lẩu tận hưởng hương vị đồng nội có thích thú hay không?

Lẩu cá linh bông điên điển

Món ăn chế biến từ sen

Sen là biểu tượng chung cho cả tỉnh Đồng Tháp. Chính vì vậy mà ở đây củng có rất nhiều món ăn ngon được làm từ Sen. Ví dụ như cá lóc nướng trui gói ăn cùng lá sen tươi, chấm với nước mắm ớt ăn hoài không chán. Và còn có một số món nổi tiếng khác cũng nên thử như: cơm bọc lá sen, chè sen, sữa làm từ hạt sen, ngó sen xào tôm…

Món ăn chế biến từ sen

Bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo là một món rất nổi tiếng thu hút khách du lịch. Bánh xèo miền tây khác bánh xèo miền trung ở chổ là áp chảo. Bột bánh xèo làm từ gạo xay hòa chung nước cốt dừa beo béo, thêm chút hành lá và bột nghệ cho thơm. Nhân bánh cũng có nhiều thành phần từ: tôm, thịt, giá, củ sắn hay cả nấm rơm, đậu xanh… Bánh được tráng cực mỏng, giòn đẫm nhân chấm cuốn cùng rau. Bạn dùng cùng chén nước mắm tỏi ớt là bảo đảm bạn sẽ ngất ngây con gà tây.

Bánh xèo Cao Lãnh

Ở đâu khi đi tham quan du lịch Cầu Vàm Cống?

  • Khách San Lan Thái Ngọc – Địa chỉ: Số 08 Dương Văn Hòa, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
  • Khách sạn Huỳnh Đức – Địa chỉ: Số 1 Ngô Thời Nhậm, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • Khách Sạn Sao Nam – Địa chỉ: Số 208 Điện Biên Phủ, phường Mỹ Phú, Phường Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • Sao Mai Hotel Cao Lanh – Địa chỉ: Số 178 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • Huynh Duc 2 Hotel – Địa chỉ: Số 9 Ngô Thời Nhậm, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • B.O.B Hotel Cao Lanh – Địa chỉ: Số 105 Tôn Đức Thắng, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • De Vuong 2 Hotel – Địa chỉ: – Địa chỉ: Số 274 Hùng Vương, Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • De Vuong Hotel – Địa chỉ: Số 20 Tắc Thầy Cai, Phường Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • Nhà nghỉ B&B – Địa chỉ: Số 783 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
  • Green Lotus Hotel – Địa chỉ: Số 217 Lê Lợi, Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
Cầu Vàm Cống

Lưu ý

Vì đây là điểm du lịch ngoài trời, nên các bạn nữ phải chuẩn bị thật kỷ là kem chống nắng nhé. Nhớ mang theo nó mũ ô dù khi có sự cố thời tiết còn dùng. Nhớ mua theo một số dụng cụ y tê cơ bản, để phòng những lúc có sự cố mang ra dùng.

Cầu Vàm Cống

Các bạn tham khảo thêm video clip sau

Các bạn có thể xem thêm về bái viết => khánh thành Cầu Vàm Cống. Hoặc tham khảo một số điểm du lịch gần đó thuộc địa phận Đồng Tháp và Cần Thơ.

  1. Làng Hoa Sa Đéc
  2. Cánh Đồng Hoa Hồng Sa Đéc
  3. Chợ Nổi Cần Thơ
  4. Khu Du Lịch Gáo Giồng

Viết một bình luận