Chiến Khu Tân Trào, khu di tích lịch sử hút du khách về Tuyên Quang

Đi du lịch đến với Tuyên Quang, không thể nào không nhắc đến khu di tích lịch sử Tân Tào. Chính quyền địa phương đã đầu tư rất nhiều ngân sách để phát triển du lịch tại điểm tham quan này. Cơ sở hạ tầng giao thông ở đây đang được nâng cấp, con đường đi tham quan được trải rộng, bê tông hóa, sạch đẹp hơn. Tất cả tiện ích xung quanh như nhà mái ngói, nhà mái bằng của đồng bào đã được khang trang, đẹp hơn trước rất nhiều.

Chiến khu Tân Trào (hay còn gọi là khu di tích lịch sử Tân Trào) chính là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Nơi đây còn rất nhiều dấu ấn lịch sử mang đầy những dấu tích cách mạng. Nơi đây chính là thủ đô của cách mạng trong công cuộc đổi đời, trong tiến trình lịch sử đất nước. Nơi đây là nơi mở đường đưa dân tộc Việt Nam vào kỷ nguyên mới mang tên độc lập tự do. Chiến khu Tân Trào đã khiến cho giới trẻ Việt Nam khắt cốt ghi ơn các vị anh hùng dân tộc mãi không bao giờ phai.

Chiến Khu Tân Trào, khu di tích lịch sử hút du khách về Tuyên Quang

Giới thiệu sơ lược về Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào

Chiến khu Tân Trào là một khu di tích lịch sử rộng lớn với tổng diện tích lên đến 560km². Khu di tích này có tổng cộng bao gồm 18 di tích và cụm di tích tiêu biểu, đã được xếp hạng di tích quốc gia. Nơi đây chính là điểm hoạt động cách mạng đầu não của Đảng ta trong suốt thời kỳ chống Pháp chống Mỹ. Nơi đây là điểm di tích mà mang đậm những dấu ấn lịch sử hào hùng nhất của dân tộc. Không những thế mà nơi đây còn là bắt nguồn cho các quyết sách quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Nơi đây là nền móng cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Chiến khu Tân Trào còn được xem là trung tâm Thủ đô của Khu giải phóng, và là trung tâm Thủ đô kháng chiến. Nơi đây diễn ra những sự kiện trọng đại và ghi dấu những cột mốc to lớn của Đảng của cách mạng Việt Nam ta. Chiến khu Tân Trào còn được xem là nơi gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Từng bóng cây bờ hồ trong chiến khu đều mang đậm bóng hình người cha vĩ đại của chúng. Một hình ảnh, tấm gương suốt đời hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Người là tấm gương cho các thế hệ thanh niên đời đời noi theo và xây dựng đất nước.

Chiến Khu Tân Trào, khu di tích lịch sử hút du khách về Tuyên Quang

Nguồn gốc và từng giai đoạn lịch sử của Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào

Nguồn gốc ra đời Chiến khu Tân Trào

Chiến khu Tân Trào thời kỳ tiền khởi nghĩa được gọi là khu căn cứ cách mạng nằm ở phía Đông và phía Đông Bắc. Nó là khu căn cứ chung cho hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Đây là vùng đất rộng lớn có nhiều núi đá thung lủng, hệ thống sông ngòi chằn chịt. Dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc: Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Sán Chí… Tất cả sinh sống thưa thớt không tập trung, phân chia thành nhiều làng bản.

Vào năm 1937, cách mạng được xây dựng và phát triển trong tầng lớp công nhân mỏ than ở Tuyên Quang. Sau đó nó lan dần nhanh chóng đến mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy mà ngày 20/3/1940 Đảng quyết định thành lập Chi bộ Mỏ Than. Đây chính là Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh.

Tháng 5/1941, tại Cao Bằng, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 do Bác Hồ chủ trì. Bác đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh. Với nhiệm vụ chuẩn bị căn cứ địa, phát triển lực lượng vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Bác và Trung ương Đảng chọn 4 tỉnh để xây dựng khu căn cứ du kích. trong đó có Tuyên Quang. Từ năm 1941 – 1943 quyết định thành lập đội du kích ở các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Đầu năm 1944, khi khu căn cứ địa đã hình thành, nối liền các tỉnh Việt Bắc. Phân khu Nguyễn Huệ lúc này là Phân khu B đã cho ra đời Chiến khu Tân Trào. Vào ngày 25/2/2/1945 thành lập Đội Cứu quốc quân III làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang trong toàn Phân khu.

Chiến Khu Tân Trào, khu di tích lịch sử hút du khách về Tuyên Quang

Giai đoạn phát triển lịch sử của Chiến khu Tân Trào

Ngày 09/3/1945, nhân thời cơ Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Chính quyền Trung ương Đảng của chúng ta đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. Với khẩu hiệu “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đồng chí Nguyễn Huệ, lãnh đạo Phân khu đã phát động quần chúng nhân dân xã Thanh La đứng lên khởi nghĩa vũ trang. Và chính thức giành được chính quyền vào ngày 10/3/1945. Và đã hoàn toàn giải phóng dành chính quyền tại vùng thượng huyện Sơn Dương. Ngày 16/3/1945, tại đình Thanh La chính quyền cấp huyện đầu tiên trong cả nước được thành lập.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/1945. Chiến khu Tân Trào vinh dự được Bác Hồ và Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh chọn làm căn cứ địa. Mục đích lần này là để chuẩn bị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tháng 6/1945 Đảng đã giải phóng được 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Chiến khu Tân Trào lúc đó được chọn làm Thủ đô lâm thời Khu giải phóng.

Chiến Khu Tân Trào, khu di tích lịch sử hút du khách về Tuyên Quang

Những thời điểm lịch sử gắn liền với các di tích trong Chiến khu Tân Trào

Từ 13 đến 15/8/1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp tại khu rừng Nà Nưa trong Chiến khu Tân Trào. Tất cả thống nhất quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. Uỷ ban khởi nghĩa ra bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Chiều ngày 16/8/1945, dưới bóng đa Tân Trào. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa. Đồng chí chỉ huy đơn vị giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên và tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội.

Trong hai ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội được tổ chức tại đình Tân Trào. Đại hội đã thông qua Nghị quyết giành chính quyền trong cả nước. Mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, quy định quốc kỳ, quốc ca.

Chiến Khu Tân Trào, khu di tích lịch sử hút du khách về Tuyên Quang

Tại sao Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào lại hấp dẫn du khách đến tham quan

Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào là một nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Và đây củng là nơi gắn liền với tên tuổi của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Đây là điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua nếu các bạn đến thăm Tuyên Quang. Các bạn hãy khám phá các địa danh nổi tiếng dưới đây nhé.

Đình Tân Trào

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923. Cấu trúc đình theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván. Đình là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá và để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Vào ngày 16/8/1945 tại mái đình này, đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa. Ký kết 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời. Vào ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào.

Đình Tân Trào

Lán Hang Bòng

Lán Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Là nơi sinh hoạt chính của Chính phủ và Bác Hồ ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Năm 1950 Bác Hồ chỉ đạo chiến dịch Biên giới ở hang này. Không những thế mà còn là nơi tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai vào năm 1951.

Lán Hang Bòng

Đình Hồng Thái

Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1.000 m trên đường đi Sơn Dương. Ngày xưa đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đình là trạm thường trực của An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào.

Đình Hồng Thái

Lán Nà Nưa

Lán Nà Nưa là một căn lán nhỏ, được dựng nằm ở sườn núi Nà Nưa. Nơi này cách làng Tân Lập gần 1.000 m về hướng đông. Lán được làm tất cả bằng nguyên liệu tre, với cấu trúc nửa sàn, nửa đất theo phong cách người miền núi. Lán được đơn vị giải phóng quân dựng cho Bác ở và làm việc trong giai đoạn tháng 6 – 8/1945. Kết cấu Lán có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Bác Hồ nghỉ ngơi, còn gian ngoài để Bác làm việc và tiếp khách. Ngày 4 tháng 6 năm 1945, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng. Quyết định thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng. Chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Lán Nà Nưa

Cây đa Tân Trào

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 m về phía Đông. Vào chiều 16/8/1945, dưới bóng cây đa này, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân. Lể được tổ chức lông trọng trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Cây đa Tân Trào

Kim Quan

Kim Quan thuộc địa phận thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan. Nó nằm giữa hai khu rừng là Vực Nhù và Nà Lơi. Đây chính là một trong những di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam. Kim Quan là nơi trú ngụ của Tổng bí thư Trường Chinh, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương. Nơi đây còn là điểm tập họp các bộ phận văn phòng Trung Ương xưa. Kim Quan cũng là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp đón các đoàn khách quốc tế thời đó. Ngày nay Kim Quan đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin xếp hạng là di tích Quốc gia cần được bảo vệ.

Kim Quan

Nhà Công An

Nhà Công An là trụ sở của Nha Công An trung ương và các đơn vị tình báo làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ. Nhà Công An mang nhiều sự kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh dành độc lập dân tộc. Nơi đây mới được tu bổ vào năm 2000 để kỷ niệm 55 ngày thành lập Công An Nhân Dân Việt Nam. Đây củng là điểm tham quan đầu tiên khi du khách ghé thăm Chiến khu Tân Trào.

Nhà Công An

Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm ở đâu?

Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang. Nó có một diện tích khá rộng lớn bao gồm 11 xã của 2 huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Các xã trực thuộc như: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện, Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa. Cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 40km. Và cách thủ đô Hà Nội đúng 160km.

Chiến khu Tân Trào - Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm ở đâu?

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào

Khí hậu ở Tuyên Quang thuộc dạng ôn đới mát mẻ. Nó được chia thành hai mùa rõ rệt, đó là: mùa mưa và mùa khô. Chính vậy vậy bạn có thể đến đây tham quan Chiến khu Tân Trào bất kỳ mùa nào trong năm. Thời điểm đẹp nhất và vào tháng 10 – tháng 11. Vì lúc này trời vào Thu khí hậu ở đây phải nói là thật tuyệt vời. Đến đây ngoài tham quan khu di tích lịch sử Tân Trào, còn được tham gia lể hội tết trung thu từng bừng tại đây. Thời điểm không nên đến là lúc chí đông. Khi này trời rất lạnh và có sương muối dày đặt. Nếu bạn có đi vào mùa này nhớ mang theo áo ấm.

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào

Xe khách

Bạn có thể tìm mua vé xe ở các bên Mỹ Đình, Giáp Bát. Hoặc củng có thể đặt trực tuyến ở trên mạng. Tại đây có rất nhiều nhà xe khai thác tuyến Hà Nội – Tuyên Quang đi và về. Thời gian di chuyển khoảng 3 giờ đồng hồ. Chi phí trung bình 200.000 đồng/người.

Xe máy

Tuyên Quang cách Hà Nội không quá xa, một khoảng cách tương đối đẹp cho các phượt thủ xe máy. Bạn hoàn toàn có thể vi vu xe máy vừa đi vừa ngắm cảnh chụp hình. Đoạn đường đến Chiến khu Tân Trào được xây dựng lại rất đẹp. Bạn cứ di chuyển theo hành trình bến xe Mỹ Đình – Cầu Thăng Long – Phúc Yên – Việt Trì – Đoan Hùng – Tuyên Quang.

Ăn gì khi đi tham quan Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào?

Thịt trâu gác bếp

Trâu gác bếp vốn là một món ăn đặc sản nổi tiếng khắp miền bắc, tây bắc. Ở Tuyên Quang có loại thịt trâu sạch và ngọt khó nơi nào sánh bằng. Vào những dịp lễ, tết, người dân ở đây để dành lại ít miếng thịt trâu đã mổ đem ướp với các gia vị như gừng, sả, tỏi, ớt,… Sau đó họ mang treo trên gác bếp cho khô dần hoặc chọn cách sấy nếu muốn dùng ngay. Xé một miếng thịt trâu gác bếp, chấm với ít mù tạt và nhâm nhi chai bia thật là một thú vui của người sành ăn.

Thịt trâu gác bếp

Bánh nếp nhân trứng kiến

Bánh trứng kiến được làm từ nguyên liệu chính là trứng kiến và gạo nếp. Trứng kiến được xào với ít gia vị và thì là hoặc hành lá. Sau đó làm nhân cho vỏ bánh bằng gạo nếp xay thành bột. Đây là món đặc sản lạ chỉ có ở những vùng cao. Nhân bánh beo béo đặc trưng từ trứng kiến quyện trong nếp dẻo thơm là sự kết hợp vô cùng trọn vẹn của món ăn này.

Bánh nếp nhân trứng kiến

Thịt lợn đen

Lợn đen là một giống lợn đặc biệt riêng của đồng bào dân tộc vùng cao. Chúng được thả rông trên các bản làng đồi núi. Mổi con có cân nặng không quá 50 kg. Nó nổi tiếng vì sự săn chắc thơm dai. Thịt lợn đen được chế biến thành nhiều món ngon mang đậm tính độc đáo của ẩm thực đồng bào Tày. Những món đặc sản nổi tiếng như: lợn nướng riềng mẻ, lợn nướng ngũ vị, lợn xào lăn…

Thịt lợn đen

Gỏi cá bống sông Lô

Cá bống làm gỏi phải có cân nặng trên 2kg. Tât cả cá mang đi lốc thịt lấy phi lê và ngâm với nước được chắt từ quả tai chua. Xương cá thì mang đi băm thật nhỏ và rang vàng và đánh mịn như bột trộn với lạc rang giã mịn. Nó là phần thay thế cho thính rang như cách làm của nhiều địa phương khác. Gỏi cá bống dùng ngon nhất với các loại rau thơm, lá rừng, sấu, vón vén… Nước chấm được làm từ muối rang, hành nướng, chanh, tỏi, ớt, tiêu và đặc biệt là phần hạt xẻn hay hạt dổi. Món ăn rất ngon vì những miếng cá trắng, dai trong vài lá rau rừng, chấm miếng nước chấm thơm ngon, đậm đà.

Gỏi cá bống sông Lô

Vịt bầu Minh Hương

Vịt ngon nhất là chế biến thành món luộc, quay, hấp hoặc om với sấu. Vịt bầu Minh Hương được nuôi ở con suối bắt nguồn từ Cham Chu, cho nên thịt vịt mới thơm ngon khó cưỡng. Ai mà đã đi du lịch Tuyên Quang mà chưa từng ăn vịt bầu Minh Hương thì chưa phải đã đến Tuyên Quang.

Vịt bầu Minh Hương

Bánh gai Chiêm Hoá

Bánh gai Chiếm Hóa được làm từ các nguyên liệu: gạo nếp, cơm dừa nạo, lá gai, đỗ xanh, mứt bí, hạt sen, dầu chuối và mỡ lợn. Gạo nếp phải chọn loại nếp cái hoa vàng, ngâm qua đêm và xay thành bột. Lá gai bánh tẻ đem về tướt gân, luộc nhừ và xay nhuyễn thành bột trộn với mật mía, bột nếp để làm vỏ bánh. Đỗ xanh được đồ chín, đánh tơi và trộn đều với các nguyên liệu còn lại làm nhân. Chỉ cần gói bánh trong lá chuối và đem luộc là sẽ có được một mẻ bánh gai đặc sản khó quên.

Bánh gai Chiêm Hoá

Rượu ngô Na Hang

Rượu ngô Na Hang khi nhấp một chén bạn không thấy nóng ran như nhiều loại rượu khác. Cái đặc biệt là bạn sẽ cảm nhận được sự lan toả tan dần vào trong cơ thể bạn. Rượu uống say nhưng không bao giờ khiến người ta bị nhức đầu. Rượu được lên men từ lá rừng và pha chế với 20 loại thảo dược quý. Rượu có tác dụng bồi bổ cơ thể và điều trị một số căn bệnh về xương khớp…

Rượu ngô Na Hang

Ở đâu khi đến tham quan Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào?

Tuyên Quang không phải là một tỉnh có thế mạnh về du lịch của khu vực phía bắc. Cho nên hệ thống nhà nghỉ khách sạn chưa được đầu tư nhiều ở đây. Tuy nhiên từ khi Chiến khu Tân Trào – Khu di tích lịch sử Tân Trào được đưa vào phục vụ tham quan. Chính quyền địa phương đã cho phát triển rất nhiều tiện ích ở khu vực lân cận. Tuy không quá tiện nghi như những thành phố lớn, nhưng nó củng đủ giải quyết được nhu cầu cơ bản của du khách. Chi phí lưu trứ đêm tại đây khoảng 250.000 đồng/ đêm/ phòng 2 khách. Các bạn có thể ở các dịch vụ 2 sao trở lên với giá khoảng 500.000 đồng/ đêm.

Lưu ý

  • Bạn cần chuẩn bị những bộ quần áo thật thoải mái, giày bệt, giày thể thao để có thể dễ dàng di chuyển.
  • Những vật dụng cá nhân như: điện thoại, mũ, kính, kem chống nắng, thuốc men…
  • Mang theo lều, áo khoác mỏng nếu có ý định cắm trại.
  • Bạn cần mang đầy đủ giấy tờ khi di chuyển bằng xe máy.

Các bạn có thể tham khảo thêm video clip sau

Tham khảo thêm: Vị trí Đình Tân Trào.

Viết một bình luận