Chùa Dơi là ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc ở Sóc Trăng. Như cái tên của mình, chùa là nơi cư ngụ của hàng vạn con dơi bao nhiêu năm qua. Cùng tìm hiểu về ngôi chùa độc đáo này ngay thôi.
Chùa Dơi Sóc Trăng còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc. Đọc theo tiếng Khmer là Mahatup. Chùa là điểm đón hàng ngàn du khách khắp nơi trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu văn hóa nơi này.
Sơ lược về chùa Dơi Sóc Trăng
Ngôi chùa thu hút khách thập phương tìm đến không chỉ bởi đường nét kiến trúc đẹp mắt mà còn bởi vô vàn những cá thể dơi sinh sống ở đây. Mặc dù ở Sóc Trăng rất nhiều ngôi chùa có vườn cây rộng lớn. Nhưng những con dơi này chỉ chọn chùa Dơi làm nơi sinh sống khác. Dơi ở đây mỗi con nặng từ 1kg đến 1.5 kg. Loài dơi ngủ ngày ăn đêm nên chúng treo mình lủng lẳng trên cành cây suốt ngày. Rồi đến chiều tối bay đi khắp nơi kiếm ăn.
Một điều đặc biệt nữa là đàn dơi này không bao giờ ăn hoa quả trong chùa hay các vườn cây ở nhà dân trong khu vực. Mỗi ngày chúng bay đến những địa phương thật xa để kiếm ăn. Hay bầy dơi cũng không bao giờ bay thẳng qua nóc ngôi chính điện mà bay vòng qua. Đó là một trong những điều kỳ lạ khiến mọi người ở mảnh đất này tin rằng ngôi chùa này đặc biệt linh thiêng, ẩn giấu nhiều bí ẩn.
Lịch sử hình thành chùa Dơi Sóc Trăng
Theo lời truyền lại rằng nơi này từng diễn ra một trận đánh lớn vô cùng ác liệt của người nông dân chống lại thế lực phong kiến ngày xưa. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt Sau khi trận đánh kết thúc. Nngười dân tản cư trở về sinh sống, họ cho rằng đây là vùng đất lành nên xây dựng chùa thờ Phật. Cái tên chùa Mahatup khi đó có nghĩa là trận kháng cự lớn theo tiếng Khmer.
Dựa vào thư tịch cổ của chùa Dơi thì chùa được xây dựng từ năm 1569. Đây là một ngôi chùa cổ cách đây trên 400 năm. Đến nay, chùa dơi đã trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa. Đặc biệt là sửa chữa do sự cố chánh điện bị cháy vào năm 2008. Ngôi chùa Dơi đã tồn tại theo chiều dài của lịch sử, chứng kiến thời thế đổi thay. Những biến cố xảy ra trên mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long này.
Chùa Dơi Sóc Trăng được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1999. Hiện nay, chùa là một trong những điểm du lịch tôn giáo, tín ngưỡng của khu vực miền Tây Nam Bộ.
Chùa Dơi Sóc Trăng nằm ở đâu?
Chùa Dơi nằm ở khóm 9 phường 3, thành phố Sóc Trăng. Nó thuộc địa phận đồng bằng sông cửu long, hay còn gọi là miền Tây. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng chừng 3 km về hướng đông nam. Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 500 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer. Nhưng chùa Dơi Sóc Trăng nổi tiếng với kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất.
Phong cách kiên trúc của chùa Dơi Sóc Trăng
Bố cục chùa Dơi Sóc Trăng
Nằm lọt thỏm giữa khuôn viên rộng chừng 4 ha. Chùa Dơi Sóc Trăng mang nét kiến trúc đặc trưng như các ngôi chùa Khmer khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chùa gồm các công trình như: Chánh điện, nhà hội của sư và phật tử, khu nhà ở của sư và trụ trì, các tháp đựng tro cốt người chết… Toàn bộ ngôi chùa phủ lên màu vàng cam chủ đạo. Cổng chùa uy nghi được trang trí bằng các hoạ tiết hoa văn hình cánh sen và hoa cà ri cách điệu.
Chánh Điện
Chánh điện là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất trong tổng thể chùa Dơi. Có chiều dài 20 m, chiều rộng 11 m. Nền chánh điện được xây cao hơn 1 m so với mặt đất. Mái chùa được lợp bằng ngói, bốn đầu mái cong vút được chạm trổ hình rắn Naga hết mực tinh xảo. Bên trên có một tháp nhọn đặt chính giữa sống mái.
Bên trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một toà sen cao khoảng 2 m. Và một pho tượng Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda. Các bức tường được được phủ kín bằng những bức tranh. Tất cả miêu tả về các giai đoạn cuộc đời của Đức Phật từ khi sinh ra đến lúc nhập niết bàn.
Khuôn viên sinh hoạt chùa Dơi Sóc Trăng
Bên ngoài chánh điện là khuôn viên chùa ngập tràn không gian xanh mát. Cây cổ thủ rợp bóng xung quanh, còn có nhiều bảo tháp được xây dựng để chứa di hài trụ trì. Các khu nghỉ ngơi, tu dưỡng của sư vải được xây dựng khang trang. Ngoài ra, đằng sau chùa là các ngôi mộ được vẽ hình con heo 5 móng kỳ lạ. Những ngôi mộ này là của những chú heo nhà chùa nuôi, sau khi chết được chôn cất tại đây.
Nhìn chung, toàn bộ quần thể kiến trúc được sắp đặt một cách hài hoà. Bố cục gọn gàng, những đường nét uyển chuyển đầy ấn tượng. Thể hiện lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn tay khéo léo của người Khmer.
Heo 5 móng ở chùa Dơi Sóc Trăng
Thường thì heo chỉ có 3 móng, nhưng những con heo được nuôi trong chùa Dơi có tới 5 móng. Theo người Khmer thì loài heo 5 móng là khắc tinh của loài người. Nó sẽ mang điềm xui đến cho gia đình nào nuôi nó.
Vì sợ gặp bất hạnh, gia đình lục đục nên họ mang những con heo này vào chùa cho các sư thầy nuôi. Suốt hơn 20 năm qua, họ luôn gửi nhờ chùa nuôi heo 5 móng cho đến bây giờ. Bạn có thể ra sau chùa và xem chuồng đang nuôi những chú heo 5 móng. Bây giờ nhiều khách đi du lịch đến đây thắp nhang, cầu khấn trước mộ của heo 5 móng để cầu được ban cho những con số “độc đắc”.
Ý nghĩa của chùa Dơi Sóc Trăng đối với con người
Chùa Dơi Sóc Trăng với quần thể kiến trúc có giá trị thẩm mỹ cao. Là một địa điểm con người tìm đến để thực hiện các hoạt động sinh hoạt tâm linh. Ngôi chùa là nơi hướng con người đến cái thiện, làm theo điều hay lẽ phải.
Theo quan niệm đất lành chim đậu, loài dơi tượng trưng cho điềm phúc trong quan niệm dân gian. Và heo 5 móng lại là điềm gở đối với người Khmer. Bởi chứng kiến nhiều hiện tượng lạ như thế tại chùa mà nhiều người càng tin tưởng vùng đất này linh thiêng nên càng muốn tới dâng hương.
Ngoài ra, vẻ đẹp độc đáo của công trình kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng. Nó khiến nhiều người tò mò muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng nét giao thoa văn hoá giữa người Việt với người Khmer.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan chùa Dơi Sóc Trăng
Bạn nên đi vào mùa xuân để có cơ hội tham gia các lễ hội tại chùa. Mùa này phật tử tứ xứ sẽ ghé thăm chùa Dơi Sóc Trăng tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt. Để quan sát sự đông đúc của bầy dơi thì bạn nên đi vào những ngày tháng 8. Khi những con dơi non đã cứng cáp có thể sải cánh bay được. Cảnh tượng bầy dơi khổng lồ đung đưa trên cây. Hay toả ra ngợp trời để bay đi tìm thức ăn lúc hoàng hôn buông xuống không phải khi nào cũng thấy được.
Đường đi đến chùa Dơi Sóc Trăng
Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, bạn có thể đi theo các tuyến đường để đến chùa Dơi. Đi về hướng đường Hai Bà Trưng giao cắt với Trần Hưng Đạo. Vào Trần Hưng Đạo khoảng 800 m tới vòng xuyến. Rẽ theo lối thứ 2 vào Lê Hồng Phong chạy thêm chừng 850 m. Rẽ vào đường Văn Ngọc Chính khoảng 1 km là đã đến được với chùa Dơi Sóc Trăng.
Tham khảo thêm tại Clip ngắn này các bạn nhé
Các bạn xem thêm một ngôi chùa nổi tiếng sống ảo ở Miền Tây. Đó chính là ngôi chùa có tên là => Chùa Phật Ngọc ở Vĩnh Long. Hoặc Các bạn xem thêm các bài review về du lịch miền tây
Danh sách các ngôi chùa tâm linh sống ảo cực chất của Sóc Trăng